3 lầm tưởng về nhà thông minh có thể khiến bạn bỏ qua một sản phẩm hot nhất thập kỷ này

Khái niệm về sự tiện nghi của ngôi nhà hiện đại đã dần thay đổi bằng sự xuất hiện của Nhà thông minh. Dần dần, nội thất cao cấp, tivi, điều hòa thế hệ mới sẽ không còn là nét độc đáo của ngôi nhà nữa, mà thay vào đó phải là nhà thông minh hiểu và thực hiện được mong muốn của chủ nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, khái niệm “Nhà thông minh” chính nó đã và đang bị hiểu lầm theo nhiều cách. Hãy cùng làm rõ những lầm tưởng của mọi người về sản phẩm hot nhất thế kỷ này nhé!

h6yJcb1X1jNX21JKViGjazCq60SuL3lrWUI5VwAhb1YzHX68_7RI6KFfmSqpdq9v1A7kppTFbyGFEnHsL1YRug1AhQRtwAklz8c4Eni1PlbuxxbTGkm37zfTEmYR641donjYnN8v

Nhà thông minh có phải chỉ dành cho người có tiền?

Cách đây khoảng 10 năm, nhà thông minh, hay Smarthome còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Nghe đến Nhà thông minh, người ta sẽ lập tức liên tưởng đến biệt thự thông minh đã đi vào huyền thoại của tỷ phú Bill Gate, kèm với đó là những trầm trồ và mindset “Chỉ có những người giàu có như Bill Gates mới có thể sở hữu một ngôi nhà thông minh”.
QdUFzzJZNGZzBW-QsOWl9wbIAQoCHRMq4r8UiiRWHbtqmEL5KT2dhPJslMiVVQkjAixcvY5VEUoDxFzfxz_IsGA_C7Z-uCiZYBuT6zIcmCyO371k8K4CqDGl8_87RyWJaVnzXrti

Thời gian qua đi, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã dần dần định hình lại quan điểm này. Không cần có nhiều tiền, bạn vẫn có thể sở hữu một ngôi nhà thông minh cho tổ ấm của mình. Với sự phát triển của các thiết bị kết nối không dây trên nền tảng Internet, một ngôi nhà thông minh được điều khiển bằng Smartphone hoặc giọng nói hoàn toàn trở nên khả thi, với một mức chi phí vô cùng hợp lý.

4Q9HoToet58ADZKPXk9TFzV8qgkLg-6NekNK_Si-yMQB9F52Y3Sgf0wDMt4eLX1FHfDPSUBHvW9b06UbivTcmDY2AHKL0LHgRd1WVCs7MWMSr_2EIGycw-va7-rJhrThFmycFshm

Ví dụ, chỉ với 35 triệu, sử dụng giải pháp Nhà thông minh Lumi bạn đã có thể trang bị sự thông minh cho căn nhà:

— Bật/ tắt hệ thống đèn điện bằng điện thoại thông minh

— Thay thế các loại điều khiển tivi, điều hòa… bằng 1 chiếc Smartphone

— Ra lệnh cho bình nước nóng tự bật bằng giọng nói

— Hẹn giờ cho hệ thống tưới sân vườn tự động kích hoạt tại các khung giờ cố định

— Mở cửa/ cổng thông minh chỉ bằng 1 cái chạm trên Smartphone…

 

Nhà thông minh liệu có phải chỉ có thể lắp đặt cho nhà mới?

Nền tảng internet phát triển, cho phép con người tiếp cận với nhiều nguồn thông tin phong phú. Chính vì thế, các tính năng ưu việt của Nhà thông minh không còn quá lạ lẫm với công dân kỷ nguyên 4.0 nữa. Nhưng có một thực tế rằng, rất nhiều người vẫn nghĩ rằng: Nhà mình đã hoàn thiện, đang sử dụng thì không thể nâng cấp thành nhà thông minh. Điều này hoàn toàn sai lầm, và nó thực sự nguy hại vì nó chính là rào cản khiến bạn khó tiếp cận với một sản phẩm tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như Nhà thông minh.

BLNIU-LTevEEtGcRLOOwsnbdpac6blQWCiQbSKfGoMYOvGZkk8_xZSphgZbgNOiud9sHUJodtZJwG-FdwHisJ2ktiGzQ6sVv_NHlnMTS6PYZTKoCtS7aAre1cuX1DFBzVDVo8uUz

Một trong nhưng đặc điểm khiến Nhà thông minh đang ngày được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam chính là vì không cần đi dây, đục tường, hoàn toàn không cần can thiệp vào hạ tầng điện có sẵn, bạn vẫn có thể nâng cấp nhà đang sống thành nhà thông minh.

 

Sở dĩ điều này là khả thi, vì hiện tại, các thiết bị kết nối không dây ngày một trở nên phổ biến. Mạng Internet 3G, 4G, 5G ở khắp mọi nơi, và Việt Nam thuộc những quốc gia dẫn đầu về lưu lượng sử dụng điện thoại di động. Chính hệ thống nhà thông minh cũng không nằm ngoài công nghệ kết nối không dây này.

 

Người dùng chỉ cần có Smartphone có kết nối Internet là có thể điều khiển nhà thông minh từ bất kỳ đâu trên thế giới, dù bạn đang đi du lịch nước ngoài, hay đang bận bịu với các công việc ở cơ quan. Quyền kiểm soát ngôi nhà vẫn gói gọn trong chiếc điện thoại của bạn.

 

Chính bản thân các thiết bị thông minh cũng có một chuẩn truyền thông không dây riêng để giao tiếp: truyền thông Zigbee. Chỉ cần thay các công tắc thông thường trong nhà bằng những công tắc cảm ứng thông minh, bạn đã đang tạo ra một phương thức nói chuyện riêng cho các thiết bị trong nhà của mình. Chúng nghe hiểu mong muốn của bạn, và cũng kết nối với nhau để hiện thực hóa mong muốn đó.

m1vOB5iLy2d2QsLm1Wc1lrV-ADfseSI7MCec5i8csftqSxdbcR9cvWV9vpNRje7ufLTwc4WYNOTkZObsCOhnwkByCczYqqJk8Fc8fGRh7n2aMmfUHeKU1d3qajZf7DA6M2aIJZa7

 

Ví dụ, khi khách đến chơi nhà, bạn sẽ kích hoạt chế độ “Tiếp khách” trên Smartphone, Smartphone sẽ gửi tín hiệu lên Bộ điều khiển trung tâm (Home Controller – HC), HC sẽ gửi yêu cầu tới toàn bộ thiết bị thông minh trong nhà, và tất cả sẽ cùng hoạt động theo một kịch bản lên sẵn: đèn sáng, tivi, điều hòa bật lên, loa phát giai điệu chào mừng khách quý…

 

Nhà thông minh vì hiện đại, nên rất … hại điện?

Vì là một thành tựu của công nghệ 4.0, nên nhiều người nghĩ vận hành nhà thông minh sẽ rất tiêu tốn điện năng. Thực sự, nỗi lo này là không cần thiết.

 

Vì là sản phẩm của công nghệ, nên nhà thông minh sẽ hoạt động theo những gì nó được cài đặt. Bạn sẽ không còn gặp tình trạng quên tắt đèn hay điều hòa khi không sử dụng. Bạn cũng không phải đi ngủ khi không rõ đã tắt tivi phòng khách hay chưa. Vì bạn có thể kiểm tra trạng thái, cũng như điều chỉnh, bật/ tắt thiết bị ngay trên chính Smartphone của mình.

 

UGvUcDflDEDaGgZ-9kUsj_MZQqHnFaYHg49b2A2I9ZPUvlIACZff4KoglnUfX6tKGLyHFZ-FUI626CplSnIu630Kn4u8sICk60JB-4f5Euu0MNhQn5V6QMiFsOX1LxEeeN1aAFzw

Có một câu nói rằng: “Khi công nghệ phát triển, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”, bởi vì, ngay từ chính những hoạt động sống quen thuộc của bạn vẫn sẽ có sự hiện diện của công nghệ. Nhà thông minh cho ta rất nhiều lợi ích, nhưng vì là sản phẩm của công nghệ, cũng hứng chịu nhiều hoài nghi, lo ngại từ người dùng. Hãy tìm hiểu thật kỹ, để biến công nghệ trở thành một trợ lý hữu ích trong cuộc sống của mình, như nhà thông minh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X