Ngày nay, song song cùng việc lựa chọn vật liệu, thiết kế chiếu sáng tại các công trình kiến trúc, nội thất được chú trọng và đầu tư rất nhiều, nhằm gia tăng giá trị thẩm mỹ, và khơi gợi bầu không khí cần thiết cho mỗi không gian. Vậy thiết kế chiếu sáng là gì? Cần đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn gì trong quá trình thiết kế để mang tới nguồn áng sáng chất lượng? Cùng Lumi tìm hiểu thông tin đầy đủ trong bài chia sẻ dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích và lựa chọn được cách chiếu sáng phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé.
Mục Lục
Thiết kế chiếu sáng là gì?
Thiết kế chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội-ngoại thất nhằm đảm bảo công năng sử dụng và tăng hiệu ứng thị giác, cũng như cảm xúc của người khác nhau. Do đó, thiết kế chiếu sáng không đơn thuần chỉ là chọn đèn rồi lắp đặt. Nó là cả quá trình từ lên ý tưởng, tính toán kỹ lưỡng, khoa học và chính xác từng loại chiếu sáng để mang tới nguồn ánh sáng tốt nhất cho mỗi không gian. Việc tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong thiết kế ánh sáng sẽ giúp cải thiện chất lượng chiếu sáng, tiết kiệm chi phí và nâng cao tinh thần thư giãn thoải mái, hoặc giúp tăng hiệu suất công việc cho mọi người.
Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng nội thất và ngoại thất
Do ngoại thất và nội thất có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Vì vậy để đạt hiệu quả cao nhất trong chiếu sáng và có thể tôn lên các chi tiết nội thất hay kiến trúc, trong quá trình thiết kế chiếu sáng người thiết kế cần phải tuần thủ những nguyên tắc riêng biệt.
Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng nội thất
Không gian nội thất trong nhà bao gồm các khu vực chức năng khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi người thiết kế cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng tại mỗi khu vực để vừa đảm bảo công năng, vừa nâng cao tính thẩm mỹ.
Ví dụ tại phòng khách, thiết kế chiếu sáng ưu tiên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để tạo khoảng lưu thông thoáng đạt cho căn phòng. Đồng thời giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả và ngôi nhà thêm gần gũi hơn với thiên nhiên. Tùy thuộc vào từng loại hình nhà ở là căn hộ, nhà phố hay biệt thự sẽ có các cách lấy ánh sáng tự nhiên khác nhau.
Cùng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo được tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng nhằm cung cấp nguồn ánh cần thiết, đáp ứng nhu cầu nhìn thấy, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra còn nhằm bổ trợ hiểu quả cho những gam màu, vật liệu nội thất để thể hiện được cá tính riêng của chủ nhà.
Nhìn chung, khi thiết kế chiếu sáng nội thất trong nhà cần lưu ý các điểm sau:
- Tính toán số lượng đèn cần thiết, hợp lý
- Lựa chọn đèn chiếu sáng đúng chức năng, mục đích cần thiết
- Thiết kế ưu tiên lấy được ánh sáng tự nhiên cho các phòng chức năng
- Tích hợp thiết kế chiếu sáng thông minh để có thể dễ dàng chiều chỉnh nhiệt độ ánh sáng phù hợp với từng ngữ cảnh và tiết kiệm điện năng hiệu quả
- Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể
Nguyên tắc thiết kế ánh sáng ngoại thất
Thiết kế chiếu sáng ngoại thất ngoài chú trọng tới yếu tố thẩm mỹ, tạo cảnh quan thu hút cho ngôi nhà; khi thiết kế còn nhằm mục đích đảm bảo sinh hoạt thuận tiện và nâng cao an ninh cho ngôi nhà. Việc thiết kế ánh sáng ngoài trời không đơn giản như mọi người thường nghĩ mà cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sân vườn bao gồm thành phần cầu thang, lối đi, thảm cỏ, tường,… với những đặc điểm khác nhau. Do đó, tại mỗi khu vực sẽ cần cách bố trí ánh sáng khác nhau từ tính chất tới kỹ thuật chiếu sáng để tổng quan khu vườn luôn độc đáo và cuốn hút.
- Bởi vì thiết kế các thiết bị điện ngoài trời nên cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm điện năng tôi ưu.
Quy trình thiết kế ánh sáng tiêu chuẩn
Muốn tạo được hệ thống ánh sáng không những đẹp mà còn nghệ thuật và tôn lên các chi tiết nội thất, ngoại thất, người thiết kế cần phải tuân thủ quy trình thiết kế chiếu sáng sau:
- Bước 1: Hoàn thiện thiết kế mặt bằng 2D của ngôi nhà
- Bước 2: Xác định nhu cầu chiếu sáng tại mỗi khu vực chức năng: Chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng chức năng hay chiếu sáng điểm nhấn,…
- Bước 3: Xác định cảm xúc, bầu không khí cần thiết tại mỗi không gian
- Bước 4: Cân đối chi phí thực hiện bao gồm: phí thiết kế, chi phí thiết bị điện, quá trình lắp đặt, bảo dưỡng và mức độ tiêu hao điện năng của hệ thống ánh sáng
- Bước 5: Lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp
- Bước 6: Thiết kế mô phỏng ánh sáng trông ngôi nhà
Các tiêu chuẩn về nguồn sáng trong thiết kế hệ thống chiếu sáng
Bên cạnh chức năng để đáp ứng nhu cầu nhìn thấy và nâng cao tính thẩm mỹ, việc sử dụng đèn chiếu sáng cần phải đảm bảo tính an toàn và không gây ảnh hướng tới sức khỏe người dùng. Chính vì điều đó khi thiết kế chiếu sáng người thiết kế luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn của thông số nguồn sáng. Cụ thể:
- Độ rọi (lux-lm/m2): Mật độ năng lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích
- Chỉ số hoàn màu (CRI): Phản ánh độ trung thực màu sắc của vật thể khi được nguồn sáng rọi vào. Chỉ số CRI của ánh sáng mặt trời có chỉ số hoàn màu cao nhất, Ra=100. Mức chỉ số hoàn màu hoàn hảo trong chiếu sáng nhân tạo là CRI> 90
- Mật độ công xuất (W/m2): Tiêu chuẩn đo lường công suất phù hợp. Mật độ công suất quá cao sẽ gây lãng phí điện năng.
- Hệ số chống chói: Là mức độ phản chiếu của ánh sáng tới mắt. Nguồn sáng quá chói sẽ khiến mắt nhức mỏi, vè lâu dài gây suy giảm thị lực
Tham khảo một số quy định chiếu sáng hiện hành tại Việt Nam:
- Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà dân sinh
STT | Không gian chức năng | Độ rọi (lux) | Độ đồng đều | Chỉ số hoàn màu (CRI) | Mật độ công suất (W/m2) | Giới hạn hệ số chói lóa |
1 | Phòng khách | ≥ 300 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 |
2 | Phòng bếp | ≥ 500 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 13 | 22 |
3 | Phòng ngủ | ≥ 100 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 8 | 19 |
4 | Hành lang, ban công | ≥ 100 | 0,5 | ≥ 60 | ≤ 7 | 20 |
5 | Tầng hầm, khu để xe | ≥ 70 | 0,5 | ≥ 60 | ≤ 7 | 10 |
- Tiêu chuẩn chiếu sáng trường học
STT | Không gian chức năng | Độ rọi (lux) | Độ đồng đều | Chỉ số hoàn màu (CRI) | Mật độ công suất (W/m2) | Giới hạn hệ số chói lóa |
1 | Phòng học | ≥ 300 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 |
2 | Phòng thể chất | ≥ 300 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 |
3 | Phòng thực hành | ≥ 500 | 0,7 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 |
4 | Khu hiệu bộ | ≥ 300 | – | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 |
5 | Phòng chờ | ≥ 100 | – | ≥ 80 | ≤ 8 | 22 |
Lưu ý: Ngoài các tiêu chuẩn trên, khi thiết kế ánh sáng, người thiết kế còn cần chú ý tới nhiệt độ màu, tản nhiệt, khả năng tương thích với hệ thông điện hiện có, tiết kiệm điện năng và tùy chỉnh linh hoạt để đạt chiệu quả cao nhất trong chiếu sáng.
Có thể thấy, để mang tới bản thiết kế chiếu sáng tối ưu không hề đơn giản. Nó là cả quy trình nghiên cứu, cân đối và tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng các tiêu chí từ công năng tới thẩm mỹ và sức khỏe người dùng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quý bạn đọc có những ý tưởng bố trí chiếu sáng độc đáp và phù hợp với ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế hệ thống chiếu sáng thông minh, hãy cân nhắc liên hệ tới các đơn vị chuyên thiết kế chiếu sáng để được tư vấn và hỗ trợ nhé.