Bên cạnh công năng, màu sắc, vật liệu và hình khối, ánh sáng giữ vai trò đặc biệt quan trọng và là thành tố chính tạo nên chất lượng thẩm mỹ, cảm xúc cho công trình kiến trúc, nội thất. Cùng với thiết kế kiến trúc-nội thất, thiết kế chiếu sáng đang ngày khẳng định được vai trò của mình trong giai đoạn hoàn thiện một công trình đẹp, giàu xúc cảm mà vẫn đảm bảo công năng. Tuy nhiên việc thiết kế điện chiếu sáng chưa bao giờ là dễ dàng, và có không ít người đã gặp phải những lỗi thiết kế chiếu sáng cơ bản, khiến cho ngôi nhà kém sang, tốn kém chi phí mà còn gây hại cho mắt.
Dưới đây là những lỗi thiết kế chiếu sáng thường gặp, hãy cùng Lumi Lighting điểm danh và tránh ứng dụng vào công trình nhé!
Mục Lục
Bỏ quên ánh sáng tự nhiên
Louis Kahn – Kiến trúc sư nổi tiếng người Do Thái từng nói: “Một căn phòng nếu thiếu đi ánh sáng tự nhiên chỉ đơn giản là một căn phòng chết”. Trong bất kỳ công trình kiến trúc nội thất nào, ánh sáng chính là sợi dây liên kết, tạo sự tương tác giữa không gian nội thất với môi trường xung quanh. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên từ mặt trời là nguồn sáng lý tưởng tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đan xen độc đáo trong không gian. Đồng thời nó còn còn giúp phản chiếu vẻ đẹp của từng vật thể, làm nổi bật từng đường nét, chi tiết kiến trúc, nội thất trong không gian tổng thể.
Không những thế, một không gian nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ luôn sinh động, tràn đầy sức sống. Và trong nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ánh sáng mặt trời có tác động tích cực tới tâm trạng, nhịp sinh học và sức khỏe con người. Do đó mà ngày nay ánh sáng nhân tạo được nghiên cứu để phát ra nguồn sáng giống ánh sáng mặt trời nhất. Cụ thể như giải pháp smart lighting của Lumi, cho phép ánh sáng nhân tạo thay đổi nhiệt độ màu tương ứng với chu trình mọc rồi lặn của mặt trời. Từ đó tạo ra nguồn sáng tương thích với nhịp sinh học tự nhiên của con người.
Mặc dù có nhiều tác động tích cực tới không gian nội thất và sức khỏe con người nhưng không ít người vẫn gặp lỗi thiết kế chiếu sáng này. Đặc biệt, nhiều người còn quên mất điều này khi xây nhà, phân chia các phòng kín mít, không có cửa sổ, giếng trời,… để rồi phải thắp đèn giữa ban ngày, gây tốn kém chi phí.
Thiết kế sai góc chiếu sáng
Góc chiếu sáng là góc nằm giữa 2 mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở vùng sáng trung tâm. Các thiết bị chiếu sáng tuy giống nhau nhưng có góc chiếu khác nhau sẽ cho ra vùng sáng khác nhau. Góc chiếu sáng càng lớn (càng tỏa), cường độ sáng vùng trung tâm càng nhỏ và vùng sáng càng rộng.
Tuy nhiên khi thiết kế chiếu sáng, không ít người nhầm lẫn về góc chiếu mà bố trí vị trí lắp đặt không phù hợp với vật thể, không gian cần chiếu sáng. Từ đó làm giảm hiệu quả chiếu sáng và không thể hiện được ý đồ ấn chứa mà kiến trúc sư muốn thể hiện.
Dưới đây là các góc chiếu sáng trong nội thất được các chuyên gia khuyên dùng:
- Ánh sáng có góc chiếu từ 5°-15° được coi là ánh sáng chiếu tiêu điểm nhấn. Các loại đèn có góc chiếu nhỏ như vậy thường được dùng để chiếu vật thể nhỏ trong không gian hay chiếu sáng mạnh cho khu vực có diện tích nhỏ.
- Ánh sáng có góc chiếu từ 20°-30° là ánh sáng chiếu điểm. Các loại ánh đèn có góc chiếu như vậy thường được dùng để chiếu tranh, vật thể trưng bày có kích thước trung bình; hoặc chiếu cho khu vực có diện tích khá rộng.
- Ánh sáng có góc chiếu từ 32°-45° là ánh sáng chiếu pha. Ánh sáng có góc chiếu như vậy được dùng để chiếu sáng vật thể lớn, khu vực rộng.
- Ánh sáng có góc chiếu từ 45°-60° được coi là ánh sáng chiếu pha rộng và thường dùng để làm ánh sáng chung hoặc rọi vật thể kích thước rất lớn.
- Ánh sáng có góc chiếu >60° được coi là ánh sáng chiếu pha cực rộng và thường dùng để chiếu ánh sáng chung, đèn đường, ánh sáng an ninh,….
Chọn sai nguồn sáng gây hại cho mắt
Lỗi thiết kế chiếu sáng tiếp theo chính là lựa chọn sai nguồn sáng/ thiết bị chiếu sáng. Các thiết bị chiếu sáng hay đèn được xem là nguồn sáng chính cho những khu vực ánh sáng tự nhiên không chiếu tới được hay để chiếu vào buổi tối. Tuy nhiên không phải ánh sáng từ loại đèn nào cũng phù hợp cho mắt. Cụ thể như ánh sáng xanh từ đèn LED. Việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng của mắt. Do các tế bào bên trong võng mạc rất nhạy cảm với những nguồn sáng có hại.
Bên cạnh đó, sử dụng các loại đèn không có chóa chống chói hay chóa quá rộng cũng tác động không tốt tới mắt chúng ta. Bởi các dòng đèn này sẽ phát ra ánh sáng theo hướng thẳng vào mắt người và gây nên cảm giác căng thẳng và hiện tượng lóa mắt rất khó chịu. Do đó khi thiết kế chiếu sáng nên lựa chọn các dòng đèn âm trần, có độ sâu của lỗ khoét lớn rộng hơn độ rộng của chóa đèn để triệt tiêu nguồn sáng và không gây hại cho mắt.
Tính toán tần suất đèn không hợp lý
Tiếp theo là một lỗi thiết kế chiếu sáng gây hại cho mắt, thần kinh và làm nhà kém sang mà khi thiết kế chiếu sáng chúng ta cần chú ý. Nhiều người quan niệm bố trí càng nhiều đèn càng sáng, không gian sống sẽ càng đẹp. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc thừa ánh sáng không chỉ phá hỏng ngôn ngữ thiết kế của ngôi nhà mà còn làm tốn kém chi phí và lãng phí điện năng.
Đặc biệt, ánh sáng còn tác động mạnh tới tâm lý, cảm nhận của con người. Việc sống, sinh hoạt trong môi trường thừa ánh sáng sẽ gây căng thẳng, ức chế thần kinh. Vì vậy chỉ nên bố trí cường độ ánh sáng vừa đủ để mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu cũng như đảm bảo các hoạt động sinh hoạt được diễn ra một cách thuận tiện. Bên cạnh đó, tần suất đèn cũng nên tính toán kỹ lưỡng dựa vào diện tích thông thủy thực tế của không gian để bảo đảm công năng chiếu sáng và gia tăng cảm xúc, tính thẩm mỹ cho không gian.
Công thức tính độ rọi và số bóng đèn thảm khảo:
- E= (F1*N1+F2N2+..fn*Nn)*LLF*UF/S
- N= E*S/F*LLF*UF
Trong đó:
- E: Độ rọi tính toán (độ rọi mục tiêu)
- F: Quang thông của một bóng đèn
- N: Số bóng đèn
- LLF*UF: Hệ số liên quan đến suy hao ánh sáng qua các chao, chụp, hệ số maintain. hệ số hấp thụ bởi tường. Lấy giá trị gần đúng 0.6~0.8
- S: Diện tích phòng
Ví dụ: Phòng diện tích 20 m2, sử dụng bóng đèn downlight 10w lumen 850. Độ rọi mục tiêu: 300 lux
Số bóng đèn: N= 300*20/(850*0.8) = 8.8 ~ 9 bóng
Phân chia lộ đèn không tối ưu
Chiếm vai trò quan trọng trong kiến trúc-nội thất nên những năm gần đây ánh sáng luôn được chú trọng và tính toán kỹ lưỡng trong các công trình. Thay vì chỉ dùng một lộ đèn với 1 loại đèn để chiếu cho toàn bộ không gian và trong mọi hoàn cảnh như trước kia, ngày nay ánh sáng được chia lộ và sử dụng nguồn sáng chuyên biệt cho từng mục đích chiếu sáng và đạt hiệu quả cao về tính thẩm mỹ, cảm xúc của không gian.
Trình chơi Video
00:00
00:13
Tuy nhiên khi chia lộ đèn cần lưu ý phân chia công tắc điều khiển phù hợp theo từng cụm và khoa học, để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Với các dòng công tắc cơ truyền thống sẽ hơi khó trong việc chia các lộ đèn và thường chia lộ xong sẽ khó thay đổi sau này. Nếu bạn muốn có những kịch bản chiếu sáng khác nhau và dễ dàng thay đổi lịch chiếu sáng hoặc kết hợp các lộ đèn có thể tích hợp hệ thống đèn vào hệ thống điện nhà thông minh. Với nhà thông minh bạn không chỉ phân chia lộ đèn, kịch bản chiếu sáng linh hoạt mà còn có thể kiểm soát được trạng thái bật/tắt điện dù ở bất kỳ đâu qua smartphone. Việc này vừa giúp tiết kiệm điện năng và tránh các trường hợp chập cháy điện ngoài ý muốn.
Thiết kế sai điểm rơi ánh sáng
Một lỗi thiết kế chiếu sáng nữa mà khi bố trí đèn chúng ta nên lưu ý đó là thiết kế sai điểm rơi ánh sáng. Trong mỗi không gian sẽ cần có điểm rơi ánh sáng, hay hiểu đơn giản là điểm sáng nhất, nơi các luồng sáng giao thoa và tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Lưu ý không nên bố trí nguồn sáng tràn lan và không có điểm nhấn hay nhấn ánh sáng sai. Như vậy không những không tôn lên được nét thẩm mỹ của không gian mà còn mang tới phản ứng ngược, khiến không gian trở nên nhàm chán.
Điểm rơi của ánh sáng có tác dụng làm nổi bật vật thể cần được làm nổi bật trong không gian. Ví dụ tại phòng khách, nơi tiếp đón các vị khách, điểm rơi chính là điểm gắn kết và định hướng cuộc trò chuyện. Góc chiếu của điểm rơi ánh sáng không nên quá rộng sẽ khiến phân tán sự tập trung, chỉ nên giới hạn trong diện tích nhất định như bàn trà để đạt hiệu quả tối đa.
Bố trí đèn không phù hợp với vị trí
Trước khi thiết kế hệ thống chiếu sáng, chúng ta cần tính toán, cân nhắc kỹ đến không gian và đồ nội thất, đồ điện tử sẵn có hoặc sẽ có trong ngôi nhà để tránh trường hợp bị khuất sáng, dẫn đến tình trạng thiếu sáng, không đảm bảo ánh sáng cho toàn không gian. Cách tối ưu để tránh gặp phải tình trạng trên đó là hãy thiết kế chiếu sáng dựa trên bản thiết kế nội thất 2D không gian. Bởi thông qua bản thiết kế nội thất 2D chúng ta đã biết chính xác vị trí các đồ dùng trong nhà. Hoặc có thể thực hiện thiết chiếu sáng song song cùng thiết kế nội thất 2D để có những tính toán phù hợp.
Độ hoàn màu không đảm bảo
Độ hoàn màu hiểu đơn giản là đại lượng đánh giá mức độ trung thực về màu sắc của vật thể, không gian dưới ánh sáng của bóng đèn so với dưới sáng sáng tự nhiên từ mặt trời. Đại lượng này được biểu diễn bằng chỉ số hoàn màu CRI (color rendering index) có độ lớn từ 0 đến 100.
Khi chỉ số hoàn màu của nguồn sáng càng cao thì hình ảnh của vật thể, không gian dưới ánh sáng càng sắc nét và chân thực. Chỉ số hoàn màu cao nhất CRI 100 được đo ở ánh sáng mặt trời và chưa có nguồn ánh sáng nhân tạo nào đạt ngưỡng này. Do đó không nên lắp đặt các loại bóng đèn CRI quá thấp, để tránh ảnh hưởng tới thẩm mỹ không gian. Chỉ số độ hoàn màu khuyến nghị nên dùng là trên 80. Bạn có thể tham khảo một số dòng đèn chiếu sáng có chỉ số hoàn màu CRI >90 tại đây.
Trên đây là 9 lỗi thiết kế chiếu sáng thường gặp không những ảnh hưởng tới chất lượng thẩm mỹ công trình mà còn tác động xấu tới mắt và tâm lý, cảm xúc của con người sinh sống trong đó. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Lumi Lighting có thể giúp quý khách hàng hiểu hơn về các thiết kế chiếu sáng để ứng dụng đúng và hiệu quả cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn cần tư vấn lắp đặt chiếu sáng và thiết kế chiếu sáng cho ngôi nhà của mình đừng ngần ngại hãy liên hệ tới số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất