Đại diện Lumi Việt Nam tham gia Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”

Ta Hai Tung 2048x1365

Sáng ngày 3/12, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Lumi Việt Nam đã tham dự tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” do chuyên trang ICTnews của VietNamNet tổ chức. Tọa đàm còn có sự góp mặt của các đại diện đến từ Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội…

IMG_8093-scaled

Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.

Mở đầu phiên tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo Vietnamnet cho biết: “Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.”

Đánh giá về tính ứng dụng của các đề tài khoa học công nghệ, PGS.TS Tạ Hải Tùng cho rằng: Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước phát triển cũng chưa làm được điều đó. Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được. Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.

Ta-Hai-Tung

Đại diện cho khối doanh nghiệp, ông Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Lumi Việt Nam chia sẻ: “Lumi ra đời từ năm 2012, và chúng tôi vẫn luôn ý thức được sức mạnh nội nội tại của doanh nghiệp phải luôn luôn mạnh mẽ, tự lực để phát triển. Trong quá trình phát triển, Lumi có nhận được sự hỗ trợ của Bộ KH&CN trong khâu nghiên cứu và đưa sản phẩm ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ trong và ngoài nước. Lumi đánh giá đây là những hỗ trợ khá thiết thực. Chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, đảm bảo những sản phẩm của Lumi không có sự xung đột với các sản phẩm khác đã có trên thị trường trong và ngoài nước. Nhờ những hỗ trợ này, Lumi đã có thể đầu tư hơn cho các hoạt động về Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao. Chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ và tháng 8/ 2020 vừa rồi cũng là một nguồn động viên rất lớn Lumi nhân được từ Bộ. Nhờ vào những chứng nhận có tính chứng thực như vậy, khách hàng sẽ có niềm tin, và doanh nghiệp cũng có động lực…”

1fc96d228310724e2b01

Nếu Lumi đại diện cho các doanh nghiệp về Khoa học công nghệ nêu lên tiếng nói, thì PGS. TS Tạ Hải Tùng – đại diện của ĐH Bách Khoa – nơi có sứ mệnh về đào tạo nguồn lực, ươm mầm các đề án về Khoa học công nghệ cũng đưa ra quan điểm của mình. Tọa đàm 3 bên giữa đại diện của Viện, trường – Doanh nghiệp – nhà nước đã gợi mở nhiều góc nhìn để vẽ nên một bức tranh tổng thể về thị trường công nghệ Việt Nam.

toa-dam-phat-trien-thi-truong-khoa-hoc-cong-nghe-1

Phiên tọa đàm kết thúc với phát biểu của Ông Trần An – đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN: “Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nền kinh tế.”

Nguồn: ictnews.vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X